Trong những năm trở lại đây các khu nhà phân lô và liền kề mọc lên rất nhiều để phục vụ cho cuộc sống của con người, đặc biệt là trong các thành phố lớn khi dân số tăng nhanh và quỹ đất ngày càng thu hẹp.  Một lượng khách hàng lớn muốn lựa chọn một không gian riêng tư hơn căn hộ chung cư thì đều nghĩ tới việc sở hữu một ngôi nhà liền kề với những thiết kế ấn tượng, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, sang trọng và hiện đại. Vậy việc thiết kế nhà liền kề có những quy định gì? và thiết kế như thế nào để căn hộ trở nên bắt mắt, ấn tượng thì chúng ta cũng đọc bài viết sau đây.

Nhà liền kề ngày càng được ưa thích trong quá trình đô thị hóa.

Nhà liền kề là gì?

Nhà ở liền kề là: loại nhà ở riêng gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều so với chiều dài của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu đô thị.

Xem thêm: Có nên mua nhà liền kề hay không? Chia sẻ kinh nghiệm chuyên gia

Tiêu chuẩn quy hoạch của nhà liền kề?

1. Tiêu chuẩn chung:

  • Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liền kề dọc theo đường phố phải hài hòa theo tổng thể kiến trúc của tuyến phố và phải đảm bảo mỹ quan riêng của công trình.
  • Thiết kế công trình phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị của khu vực.
  • Thiết kế công trình phải đảm bảo các quy định khác liên quan như an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, giao thông, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng,….
  • Nhà ở liền kề có sân vườn thì phải đảm bảo kích thước tối thiểu của sân vườn mặt trước là 2,4m và thống nhất theo quy định chi tiết được duyệt. Nếu có sân vườn sau thì kích thước tối thiểu là 2m.
  • Những khu vực sau đây trong khu đô thị không được phép xây nhà ở liền kề:
    – Trong khuôn viên có các công trình công cộng như: trụ sở cơ quan, công trình thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất.
    – Khu vực đã có quy hoạch ổn định, nếu xây dựng nhà ở liền kề phải có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
    – Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.

2. Tiêu chuẩn về quy hoạch của nhà liền kề:

2.1 Yêu cầu về lô đất xây dựng:

  • Lô đất xây dựng nhà liền kề có chiều rộng không nhỏ hơn 4,5m và diện tích không nhỏ hơn 45m2. Tùy thuộc vào lô đất xây dựng, mật độ xây dựng nhà ở liền kề sẽ được lấy theo quy định về quy hoạch xây dựng.
  • Nhà liền kề mặt phố có chiều sâu trên 18m thì phải có giải pháp kiến trúc kiến tạo không gian đảm bảo thông gió và ánh sáng (Có thể bố trí sân sáng, giếng trời, mái sáng và lỗ thoáng trên khối cầu tháng để lấy sáng và gió)

2.2 Yêu cầu về khoảng lùi

  • Khoảng lùi tối thiểu của mặt tiền của nhà ở liền kề so với chỉ giới đường đỏ phụ thuộc vào chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới được lấy theo quy định về quy hoạch chuẩn xây dựng.
  • Nhà ở liền kề phải xây dựng tuân theo chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ.
  • Nhà ở liền kề được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ hoặc có khoảng lùi tùy theo quy hoạch cụ thể của từng tuyến phố. Trong trường hợp xây lùi hơn so với chỉ giới đường đỏ thì phần diện tích nằm trong khoảng lùi này thuộc quyền sử dụng của chủ sở hữu. Dọc theo chỉ giới đường đỏ của ngôi nhà được phép làm hàng rào.
  • Mặt tiền nhà liền kề mặt phố có sân vườn thì phải lùi vào một khoảng tối thiểu là 2,4m so với chỉ giới xây dựng.

2.3 Yêu cầu về khoảng cách và quan hệ với công trình bên cạnh

  • Khoảng cách giữa hai mặt tiền của hai dãy nhà liền kề mặt phố từ 8,0m đến 12,0m. Phần đất trống giữa hai dãy nhà không được xây chen bất cứ công trình nào. Mặt bên của nhà liền kề mặt phố tiếp giáp với phần đất trống được mở cửa sổ và ban công.
  • Trường hợp hai dãy nhà liền kề quay lưng vào nhau phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 2.0m (ngoài chỉ giới xây dựng) để bố trí đường ống kỹ thuật dọc theo nhà. Mặt sau của hai dãy nhà liền kề được phép mở cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió ở độ cao trên 2,0m so với sàn nhà. Ranh giới giữa hai dãy nhà nếu cần thiết có xây tường kín cao trên 2,0m
  • Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến các đường dây điện gần nhất:
    a) Theo mặt phẳng nằm ngang:
    + Đến đường dây cao thế: 4m
    + Đến đường dây trung thế: 2,5m
    + Đến đường dây hạ thế:  Từ cửa số là 0,75m và từ mép ngoài của ban công là 1,0m
    b) Theo chiều đứng: Khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng phải đảm bảo:
    + Đối với điện áp tới 35KV:         3m
    + Đối với điện áp 66-100KV:       4m
    + Đối với điện áp 220 (230)KV:   5m
    + Trên mái nhà, trên ban công:   2,5m
    + Trên cửa sổ:                            0,5m
    + Dưới cửa sổ:                           1,0m
    + Dưới ban công:                       1,0m
  • Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng bộ phận kiến trúc đến tuyến ống, cáp ngầm đô thị:
    + Đến đường cáp ngầm:  1,0m
    + Đến mặt ống ngầm và hố ga: 1,0m
  • Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của tường nhà tiếp giáp với cây bụi, cây thân gỗ phải đảm bảo khoảng cách từ 2m đến 5m

2.4 Yêu cầu về chiều cao

  • Trong mọi trường hợp nhà ở liền kề không được cao quá 6 tầng. Trong các ngõ có chiều rộng nhỏ hơn 6m, nhà ở liền kề không được xây dựng quá 4 tầng.
  • Chiều cao của nhà ở liền kề phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt:
    – Đối với các khu vực có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà.
    – Trong một dãy nhà liền kề nếu cho phép có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. Độ cao tầng 1 phải đồng nhất.
    – Đối với nhà liền kề có sân vườn, chiều cao không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
  • Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liền kề có thể được thiết kề theo quy định sau:
    – Lô đất có diện tích 30m2 đến dưới 40m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m thì được xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16m).
    – Lô đất có diện tích 40m2 đến 50m2, chiều rộng mặt tiền trên 3m đến dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nắng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20m).
    – Lô đất có diện tích 50m2, chiều rộng của mặt tiền lớn hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không cao quá 24m).
  • Trong trường hợp dãy nhà liền kề có khoảng lùi thì thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
  • Chiều cao thông thủy của tầng 1 không nhỏ hơn 3,6m. Đối với nhà có tầng lửng thì chiều cao tầng 1 không nhỏ hơn 2,7m.
  • Quý khách nên tham khảo: Mẫu thiết kế nhà Liền Kề 3 tầng hiện đại không thể bỏ qua

Vì sao nhà liền kề phát triển bền vững?

Phân khúc nhà liền kề, nhà phố đang phát triển ngày càng mạnh mẽ nhất là ở thị trường địa ốc ở các khu đô thị vùng ven. Nhà liền kề được đánh giá là tài sản có giá trị gia tăng bền vững theo thời gian nên phù hợp với mong muốn và nhu cầu của đa phần khách hàng. Dưới đây là một số đặc điểm giúp cho nhà liền kề luôn đáp ứng được mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

Phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng sử dụng

  • Phù hợp với tài chính và thu nhập của nhiều người.
  • Phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế và số người trong gia đình.
  • Nhà liền kề phù hợp với nhiều gia đình có đa thế hệ sử dụng vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo được công năng sử dụng.

Phù hợp với kinh tế vi mô

Nhà ở liền kề có thể gọi là nhà ở sinh lợi. Với tầng 1 có thể sử dụng làm nơi để sản xuất bên trong các mặt hàng thủ công và tiêu thụ ở phần bên ngoài sát đường giao thông hoặc đơn giản là gia chủ có thể mở các cửa hàng luôn ở tầng 1. Nhu cầu ở và sinh hoạt thì ở tầng 2,3,4.

Phù hợp với văn hóa của người Việt

  • Ngôi nhà luôn là niềm tự hào và khẳng định địa vị xã hội của chủ nhà. Chính vì vậy mà nó được thể hiện rất rõ ở dáng vẻ kiến trúc của ngôi nhà. Điều này thì các căn hộ chung cư không thể làm được.
  • Tâm lý của người việt là  ” an cư” rồi mới ” lạc nghiệp” nên việc tìm được tổ ấm và không phải di chuyển về chỗ ở là mong muốn của nhiều gia đình.
  • Người Việt cũng luôn có tính lo xa. Đa phần đều thích có ngôi nhà tư và là nhà mặt đất. Bởi khi lựa chọn chung cư thì ngoài những phân khúc chung cư cao cấp thì đa số các căn hộ đều xuống cấp theo thời gian và lo sợ những vấn đề khi ở chung cư như: Thang máy hỏng, cháy nổ, căn hộ xuống cấp.. trong khi ở nhà đất thì giá trị sẽ tăng bền vững.

Phù hợp với khí hậu địa phương, tiết kiệm năng lượng

Do đặc điểm các căn nhà sát nhau nên vào mùa hè chỉ bị hấp thụ nhiệt ở mặt trước và trên mái nên ảnh hưởng nhiệt được giảm bớt đây là một lợi thế cho nhà ở khí hậu nhiệt đới. Hình dáng ống của căn nhà cũng tăng khả năng thông gió giúp cho căn nhà được thoáng mát.

Một số mẫu nhà liền kề phổ biến hiện nay

Nhà ở liền kề

Nhà ở liền kề

Nhà phố liền kề

Là loại nhà ở liền kề được xây dựng ở các  trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ đã được phê duyệt. Nhà phố liền kề ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ,….

 

Nhà phố liền kề vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh.

3. Nhà liền kề có sân vườn

Là loại nhà ở liền kề, phía trước hoặc phía sau có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực.

Liền kề có sân vườn sẽ tạo ra không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.

Nhà liền kề có khoảng lùi

Là nhà liền kề trong khu đô thị hiện hữu cải tạo, có khoảng lùi đối với ranh lộ giới đường xác định theo hiện trạng hoặc bản đồ chỉ giới xây dựng.

Xem thêm mẫu: nhà liền kề Vinhomes Wonder Park Đan Phượng mới nhất năm 2020

Phản hồi của quý khách về bài viết này

Đăng ký tư vấn dự án

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

NHẬN THÔNG TIN
MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN MIỄN PHÍ