Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng hiện đang được TP. Hà Nội quyết tâm tái khởi động sau nhiều năm chưa thể thực hiện. Các công trình hạ tầng hiện đại đang và sẽ được quy hoạch, xây dựng thời gian tới sẽ góp phần tạo đòn bẩy thay đổi diện mạo đô thị hai bên bờ sông Hồng sớm trở thành hiện thực.

quy-hoach-song-hong
Diện mạo hai bên bờ sông Hồng sẽ dần được thay đổi.

 Yêu cầu bức thiết của Thành phố

Đối với các thành phố lớn trên thế giới thì các dòng sông trong thành phố có ý nghĩa rất quan trọng. Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến đã gắn liền với dòng sông Hồng, tuy nhiên con sông này chưa được khai thác đúng tầm của nó cả về cảnh quan, đất đai bên sông lẫn tiềm năng du lịch. Việc quy hoạch vùng đất giữa hai bên bờ sông Hồng đã được Hà Nội đặt ra từ rất lâu nhưng vì nhiều lý do vẫn còn dang dở. Hiện thành phố đang chuẩn bị phê duyệt 4 quy hoạch phân khu và mới đây xem xét quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng trở thành trục cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp kết nối hai bờ.

hai-ben-bo-song-hong-chua-duoc-quy-hoach
Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng vẫn đang phát triển tự phát, lộn xộn.

Hiện nay, khu vực dọc hai bên bờ sông nhất là tại các địa phận thuộc quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, việc xây dựng nhà cửa tự phát, lộn xộn, quay lưng ra sông, thiếu hạ tầng, mật độ dân số cao… đã tạo nên hình ảnh vô cùng nhếch nhác ở một phần diện tích bên bờ sông Hồng. Do vậy, chủ trương của Quy hoạch lần này là bảo vệ cuộc sống của người dân hai bên bờ sông Hồng nhưng không làm ảnh hưởng tới hệ thống đê điều và tạo cơ hội tốt để khai thác hiệu quả những tiềm năng kể trên của con sông này, đưa sông Hồng trở thành thương hiệu của Thủ và là trục trung tâm quan trọng nhất của Thành Phố.

Nguyên nhân việc quy hoạch sông Hồng trước nay vẫn còn dang dở trên giấy là do những vướng mắc về cơ sở pháp lý cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành. Trong đó, quan trọng nhất là bị vướng vào quy hoạch hành lang thoát lũ sông Hồng, sông Đáy. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có số liệu chính xác liên quan đến lưu lượng xả lũ ở 7 đập ngăn trên thượng nguồn sông Hồng (thuộc Trung Quốc) nên cần phải nghiên cứu kỹ để không làm ảnh hưởng tới hệ thống đê điều thì mới có cơ sở để phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết liên quan.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở khan hiếm thì quỹ đất lên tới hàng nghìn mét vuông dọc 2 bờ sông Hồng có thể giúp thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội. Với tổng chiều dài 120 km, chảy qua nhiều quận, huyện, sông Hồng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Hà Nội.

Chi tiết quy hoạch hai bên bờ sông Hồng

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng lần này dự kiến phê duyệt vào tháng 6/2021, có chiều dài khoảng 40 km bắt đầu từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 11.000 ha; riêng sông Hồng chiếm 3.600 ha, đất bãi sông khoảng 5.480 ha (chiếm 50% tổng diện tích).

Quy hoạch nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyệncủa Hà Nội, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. Quý khách có thể tham khảo bản đó quy hoạch thành phố ven sông Hồng dự kiến dưới đây:

ban-do-quy-hoach-6-bai-song-hong
Vị trí các bãi sông Hồng trong khu vực được quy hoạch.
Có 8 bãi sông được đề cập trong đồ án được quy hoạch. Trong đó 5 khu vực được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 5% (khoảng 1.590 ha) bao gồm: Thượng Cát – Liên Mạc, Hoàng Mai – Thanh Trì, Chu Phan – Tráng Việt, Đông Dư – Bát Tràng, Kim Lan – Văn Đức; riêng khu vực Tàm Xá – Xuân Canh nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 15% (408 ha). Hai khu vực Long Biên – Cự Khối, Bắc Cầu – Bồ Đề và những bãi còn lại tùy theo địa hình, vị trí sẽ được định hướng phát triển không gian mở.

Thành phố mong muốn quy hoạch sông Hồng trở thành trục cảnh quan quan trọng của Thủ đô và giờ không còn giao cho các doanh nghiệp lớn đứng ra bỏ tiền làm quy hoạch mà giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chủ trì làm quy hoạch. Đây là điểm khác biệt và chắc chắn là một quyết định đúng đắn khi việc nghiên cứu của các chuyên gia tư vấn độc lập trong nước có tham khảo ý kiến tư vấn nước ngoài, kế thừa quy hoạch cũ, đưa ra ý tưởng phù hợp với yêu cầu khai thác các chức năng quy hoạch của hai bên sông Hồng sẽ hiệu quả hơn so với giao cho các doanh nghiệp làm đồ án phân khu này.

phoi-canh-hai-ben-son-hong
Phối cảnh hai bên bờ sông Hồng theo quy hoạch (ảnh: minh họa)

Ngoài ra, để góp phần hiện thực hóa khu đô thị hai bên sông Hồng, thành phố đã phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, dự kiến đến năm 2024, khi hoàn thành cây cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực phía Bắc sông Hồng và tạo tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân, giảm áp lực giao thông trong đô thị lõi. Bên cạnh đó, cầu Vĩnh Tuy 2 vừa được khởi công xây dựng, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở… sẽ được triển khai trong năm nay được kỳ vọng ngoài việc tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao đồng thời còn tạo động lực để phát triển đô thị hai bên sông.

5-cay-cau-bac-qua-song-hong
Hàng loạt cây cầu được Thành phố phê duyệt bắc qua sông Hồng.

Nếu Quy hoạch này được được thông qua và được triển khai sớm thì nó sẽ đảm bảo vấn đề sinh kế cho hàng triệu người dân sống hai bên bờ sông Hồng. Đây là một trong những điểm nghẽn lâu nay thành phố luôn muốn tháo gỡ. Cùng với đó, bộ mặt đô thị sẽ trở nên khang trang hơn và tạo được quỹ đất để phát triển. Dòng sông Hồng thơ mộng thật sự trở thành một nguồn lực của thành phố cả về cảnh quan, sinh thái, du lịch.

Ngoài ra Vinhomes sắp tới cũng cho ra mắt 2 siêu dự án tại Hưng Yên, lần lượt là: Vinhomes Hưng Yên và Vinhomes Đại An với địa thế vô cùng đẹp. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin về các dự án này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Phản hồi của quý khách về bài viết này

Đăng ký tư vấn dự án

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

NHẬN THÔNG TIN
MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN MIỄN PHÍ